Ý nghĩa của hoa Hải Đường
Ý nghĩa của hoa Hải Đường
Không mang một vẻ đẹp thật sự rực rỡ nhưng những bông hoa Hải Đường luôn mang lại sự ấm áp, vui tươi cho người thưởng thức bởi sắc hồng đỏ đặc biệt. Hải Đường nở hoa vào mùa xuân, nghĩa là khi cái lạnh của mùa đông đã đi qua và tiết trời bắt đầu ấm áp trở lại. Hải Đường là loài tượng trưng cho tình bạn thân thiết gắn bó keo sơn.
HOA HẢI ĐƯỜNG
Phiên âm
Còn được biết đến dưới tên gọi Hoa - hồng - Nhật Bản, hoa trà là một trong những loài hoa dễ thương nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất" cũng như là "Trái tim anh đã thuộc về em".
Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng Tên Joseph Kamel, nên hoa trà có tên từ nguồn gốc của tên người này. Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có hương!
Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn cũng được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ
Ý nghĩa chung : Sự ái mộ, sự hoàn hảo, món quà may mắn cho chàng trai.
Hoa trà Mong manh sương khói.
Thông điệp :Pink Camellia : Longing for you
Red Camellia : You're a flame in my heart.
White Camellia : You're adorable!
Ngày 26/8/1959, Camellia chính thức trở thành biểu tượng hoa mới của tiểu bang Alabama - Hoa Kỳ (biểu tượng hoa của tiểu bang này trước đó là Goldenrod - mình cũng không biết tên tiếng Việt gọi là gì).
Hoa Trà còn được biết đến dưới tên gọi "hoa hồng Nhật Bản". Tên tiếng Anh của hoa Trà được đặt theo tên của Joseph Camellus, một tu sĩ dòng Tên từ Moravia vùng Trung bộ Tiệp Khắc đã du hành qua Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương của loài hoa này.
Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn cũng được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ (The lady of the Camellias) của Alexandre Dumas, tiểu thuyết và kịch tác gia Pháp thế kỷ XIX. Trong tác phẩm, nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ hay màu trắng.
Ý nghĩa chung : Duyên dáng đáng yêu, Sự ái mộ, sự hoàn hảo, món quà may mắn cho chàng trai.
Thông điệp :
Pink Camellia : Longing for you
Red Camellia : You're a flame in my heart.
White Camellia : You're adorable !
Ngày 26/8/1959, Camellia chính thức trở thành biểu tượng hoa mới của tiểu bang Alabama - Hoa Kỳ
Hoa Trà còn được biết đến dưới tên gọi "hoa hồng Nhật Bản". Tên tiếng Anh của hoa Trà được đặt theo tên của Joseph Camellus, một tu sĩ dòng Tên từ Moravia vùng Trung bộ Tiệp Khắc đã du hành qua Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương của loài hoa này.
Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn cũng được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ (The lady of the Camellias) của Alexandre Dumas, tiểu thuyết và kịch tác gia Pháp thế kỷ XIX. Trong tác phẩm, nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ hay màu trắng.
Được biết đến dưới tên gọi Hoa - hồng - Nhặt Bản, hoa trà là một trong những loài hoa dễ thương nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất" cũng như là "Trái tim anh đã thuộc về em". Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng Tên Joseph Kamel, nên hoa trà có tên từ nguồn gốc của tên người này. Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có hương!
Ở Đà Lạt, hoa trà mi (Camellia japonica, họ Theaceae) có 2 giống mang 2 màu khác nhau: trắng và đỏ. Cánh hoa rất mảnh khảnh. Hoa kép, giống như hoa chè. So với các loài hoa khác, hoa trà mi không đẹp lắm nhưng được biết đến nhiều qua các câu thơ trong truyện Kiều:
"Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi, lối về!
Chim hôm thoi thóp về rừng.
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành"
Và tên một quyển tiểu thuyết nổi tiếng của Alexandre Dumas con: Trà hoa nữ (La dame aux camélias).
Ý nghĩa chung : Sự ái mộ, sự hoàn hảo, món quà may mắn cho chàng trai.
Thông điệp :
Ngôn ngữ hoa định rằng, hoa trà là biểu hiệu sự tuyệt vời, niềm tự hào, lòng tận hiến và đức khiêm cung...
Hoa trà trắng nhắc tới cái đẹp toàn vẹn với ngụ ý ‘anh rất hãnh diện với tình yêu của em’.
Hoa trà hồng : Lòng ngưỡng mộ.
Hoa trà đỏ : Hơn người mà không kiểu cách.
Hoa trà kép : Sự may mắn và lòng biết ơn, nói cách khác “anh nhận ra vẻ đẹp của em” hay “anh ngưỡng mộ em quá xá” ...
...Tỏ tình với một bông hoa trà là xác tín một liên hệ tình cảm lý tưởng, chứng tỏ một tình yêu toàn vẹn.
Hoa trà còn được chọn làm hoa sinh nhật cưới lần thứ 51 (tức sau lễ vàng, golden 50 anniversary)
Camellia japonica là loài hoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ cũng như của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Giới thiệu chung về camellia:
Tên khoa học camellia japoniaca L. Họ chè teaceae. Có tới ba cây hoa cũng có tên trà my là cây hạ liên của ấn Độ mà Đức Phật được sinh ra ở bên cạnh, trong vườn lâm từ ni cây giống cây đa nhỏ, hoa giống hoa sen trắng, rất thơm nở hoa vào mùa Phật Đản, thuộc họ mộc lan và cây thân thảo bò lan trên mặt đất, lá giống lá ngải cứu nhưng nhỏ và dày, hoa giống hoa nhài nở vào mùa xuân.
Trà my camellia japonica L. là loại hoa hiếm vì rất đắt tiền, chỉ những ai giàu có hoặc chuộng lạ mới dám chơi.
Cây lá trà my giống như một cây chè, người ta nhận được màu hòa theo dạng lá và màu lá. Lá dày tròn và xanh nhạt là trà bạch (gọi là bạch trà). Có nhiều giống bạch trà (trắng, hồng trà màu đỏ, trà thum màu nâu đỏ, trà phấn màu hồng phấn. Có giống đơn một hoa, có giống kép nhiều hoa trên một đài gọi là "bát diện". Có giống nhị dài, có giống nhị bị thoái hóa gọi là "không tâm". Giống trà bạch, trà thâm bát diện không tâm là giống quý nhất, sau giống trà cung phấn màu phấn hồng, đẹp cực kỳ và trà lựu màu đỏ rục. Hoa trà to, đẹp nở rất hài hòa cân đối và nhiều hoa, xong tiếc rằng hoa đẹp mà không thơm nên nhà thơ Nguyễn Khuyến khi già và bị lòa được tặng chậu hoa trà mới xem hoa bằng mũi và " thấy đếch gì đâu . . . " .
Một điều thú vị và rất đáng chú ý : “ trà mi ” là một tên gọi thuần Nôm, không có trong chữ Hán ! Nói một cách khác, thay vì gọi “ sơn trà ” như người Trung Quốc, ta chọn tên “ trà mi ” là cách gọi riêng của người Việt. Trong ấn bản chữ Nôm của Truyện Kiều (bản Lâm Nhu Phu, 1870), hai chữ “ trà mi ” được viết bằng hai chữ Nôm như sau : chữ “ trà ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ trà ” bên phải, và chữ “ mi ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ mi ” là cây kê bên phải (từ điển của Hội Khai trí Tiến đức mượn chữ “ mi ” là lông mày trong chữ Hán để viết chữ “ mi ” tiếng Nôm này). Trong Từ điển Truyện Kiều, học giả Đào Duy Anh trong phần văn bản viết hai chữ “ trà mi ” là “ trà (đồ) mi ” nhằm gợi ý “ trà mi ” cũng có thể đọc là “ đồ mi ”, tuy nhiên trong phần “ Từ điển ” lại giải thích là “ nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc ”. Theo thiển ý, hai chữ Nôm nói trên chỉ có cách đọc là “ trà mi ” chứ không thể đọc là “ đồ mi ”, vì trong chữ Hán, loài “ cây nhỏ, cành lá có gai, đầu mùa hè nở hoa sắc trắng, hoa nở sau các thứ hoa cây khác ” mà Đào tiên sinh đã giải thích về “ hoa đồ mi ” trong cuốn Hán Việt từ điển do tiên sinh biên soạn, chính là hoa mâm xôi (Robus rosacfolius) trong tiếng Việt.
Hoa Trà còn được biết đến dưới tên gọi "hoa hồng Nhật Bản". Tên tiếng Anh của hoa Trà được đặt theo tên của Joseph Camellus, một tu sĩ dòng Tên từ Moravia vùng Trung bộ Tiệp Khắc đã du hành qua Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương của loài hoa này.
Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn cũng được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ (The lady of the Camellias) của Alexandre Dumas, tiểu thuyết và kịch tác gia Pháp thế kỷ XIX. Trong tác phẩm, nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ hay màu trắng.
Người hâm mộ trà
• Elizabeth Bowes-Lyon (1900-2002) trồng trà trong tất cả các mảnh vườn của bà. Khi thi hài của bà được chuyển từ Royal Lodge, Windsor tới đặt tại điện Westminster, các bông hoa trà từ các mảnh vườn của bà đã được phủ lên trên lá cờ che trên quan tài.
• Coco Chanel (1883-1971) đã nổi tiếng vì mặc đồ có màu trắng hoa trà.
• Alexandre Dumas con (1824-1895) đặt tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông La dame aux camélias (1848-bản dịch tiếng Việt: Trà hoa nữ) theo ý nghĩa của loài hoa này đối với nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết là Marguerite Gautier.
• Ralph Peer (1892-1960), nhà tiên phong trong công nghiệp âm nhạc, thông thường được coi là Cha đẻ của nhạc đồng quê, đồng thời là (cố) chủ tịch của American Camellia Society (Hiệp hội Trà Hoa
Cách trồng hoa trà.
Giữa mùa Đông giá lạnh, khi hầu hết tất cả các loại hoa từ bỏ nhân gian, thì hoa Trà Mi vẫn bình thản nở những đóa rực rỡ đủ hình dạng màu sắc.
Một đặc điểm thật đáng để cho ta "rinh" Camellia về vườn là loại hoa này chịu lạnh rất giỏi nên ta không cần phải mang vào trong nơi ấm vào mùa đông.
Trà my được trồng vào chậu là chủ yếu, yêu cầu đất tốt nhưng phải là bùn ao hay phù sa phơi thật khô phân bón nhiều nhưng tránh dùng phân mà phải dùng khô dâu hoặc lông xương súc vật ngâm tưới rễ cây khi mới ra non mềm rất được giun dế ưa thích, nên dùng đất phơi ải đã làm chết trứng giun để trồng là điều cần thiết của ngnời chơi thứ hoa này. Trà my sinh trưởng chậm, lâu lớn, hoa nở vào tết tháng 5 - 6 đã ra nụ. Lúc mới trồng nhất thiết phải đặt vào nơi rám mát nhưng khô ráo, nơi có ánh nắng song không trực tiếp gọi là "bán âm bán dương", vài ba năm cây lớn khỏe mới đưa ra ánh nắng được.
Nhân giống bằng chiết các cành tơ, nhân nhanh cho nhiều cây thì giâm được bằng cắt các đoạn cành phía ngọn cành nơi chìa ra phía ánh nắng khoảng 18 – 20cm rồi giâm vào đất bùn ao khô sạch, phơi ải che mưa nắng rất cẩn thận vào đâu mùa xuân. Nếu dùng NAA, IAA... 30 - 35 ppm, xử lý càng mau ra rễ.
Cho tới ngày nay , hầu hết người Việt đều lầm Hoa Hãi Đường và Hoa Trà Mi ...Ngay cã tự điển Anh – Việt Việt-Anh cũng xem, Hoa Hãi Đường là Hoa Trà Mi .
Nhưng trong truyện Kiều cũa Nguyễn Du thì hoa Hai Đường và Hoa Trà Mi khác nhau một trời một vực .
Ngay cã ngày xưa ...lúc Dương quý Phi còn ngũ trưa thì vua Đường Minh Hoàng nhẹ gót hõi cung nữ : “ Hải Đường thụy vị túc da ? “ ( nghĩa là Hải Đường ngủ chưa đũ sao ? )
Chúng tôi xin nhường lời lại cho anh Vĩnh Sính ( hiện ở Edmonton ) , anh là người Huế - từng đi du học tại Nhật .
Vĩnh Sính ngày xưa cũng thắc mắc giống như chúng tôi là “ Hoa nào là hoa Trà Mi ? “ và hoa nào là hoa Hải Đường ...Trong khi đó hầu hết mọi người ViêtNam tụng đọc thuộc lòng như cháo toàn bộ Đoạn Trường Tân Thanh mà lại còn lầm lẩn Hoa hải Dường và hoa Trà Mi ...
Ngay cả khi qua Mỹ...nhà lối xóm trồng rất nhiều Hoa Trà Mi ...Hoa tàn rớt đầy sân nhà chúng tôi ...quét riết phát bực...hoa gì không có mùi hương ...nhưng nó là Hoa Trà Mi ...
...........
“ Hải đường lả ngọn đông lân ”
Vĩnh Sính
Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo 1 nặng cành xuân la đà.
Hải đường mơn mởn cành tơ,
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.
Một sáng mùa Xuân cách đây đã có hơn 30 năm (ngày đó tôi còn là một du học sinh ở Nhật), khi đang đi bách bộ quanh khu cư xá du học sinh ở một vùng khá yên tĩnh ở Đông Kinh, tôi chợt thấy một cây hoa mảnh khảnh, cành trĩu hoa màu hồng tươi. Loài hoa này tôi chưa bao giờ thấy ở Việt Nam. Nhân có người đi qua, tôi hỏi hoa ấy tên gì. Ông ta bảo : “ Kaidô desu yo ” (Hải đường đấy mà !). Không hiểu linh tính nào đó đã cho tôi biết kaidô đích thị là loài hoa hải đường “ lả ngọn đông lân ” mà Nguyễn Du đã nhắc đến trong Kiều ! Cho đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn chưa quên được cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng lúc đó khi vừa vỡ lẽ một điều thắc mắc đã ám ảnh tôi khá lâu.
Đại từ điển tiếng Nhật Nihongo daijiten định nghĩa cây hải đường ở Trung Quốc (haitang) và ở Nhật (kaidô) như sau :
Hoa hải đường (pommier sauvage)
“ Cây nhỡ rụng lá, thuộc họ tường vi (rose) trồng làm cây kiểng trong vườn. Hoa nở vào tháng 4 dương lịch, sắc hồng nhạt. Loại có trái giống như quả táo tây, có thể ăn được. Cao từ 2 đến 4 mét ”. Cuốn từ điển này còn chua thêm là hoa hải đường dùng để ví với người con gái đẹp, đặc biệt khi muốn nói lên nét gợi cảm hay vẻ xuân tình. Theo “ Dương Quý Phi truyện ” trong Đường thư, một hôm Đường Minh Hoàng ghé thăm Dương Quý Phi, nghe nàng còn chưa tỉnh giấc, nhà vua bảo : “ Hải đường thuỵ vị túc da ? ”, nghĩa là “ Hải đường ngủ chưa đủ sao ? ” Trong văn học cổ Trung Quốc, cảnh hoa hải đường trong cơn mưa thường dùng để ví với dáng vẻ người con gái đẹp mang tâm trạng u sầu.Tên khoa học của cây hải đường là Malus spectabilis; tiếng Anh gọi là flowering cherry-apple (hay Chinese flowering apple, Japanese flowering crab-apple và nhiều tên khác nữa), tiếng Pháp gọi là pommier sauvageNhư vậy tên tiếng Việt của cây camellia/camélia mà từ trước đến nay ta thường gọi lầm là “ hải đường ” đúng ra phải gọi là gì ? Có người gọi camellia/camélia là hoa trà, hay trà hoa. Chẳng hạn, tiểu thuyết La Dame aux camélias của Alexandre Dumas (Dumas fils) trước đây có người dịch là “ Trà hoa nữ ” hay “ Trà hoa nữ sử ”, và từ điển Việt Anh của soạn giả Bùi Phụng cũng dịch “ trà hoa ” là camellia. Tuy dịch camellia là trà hoa (hay hoa trà) nghe có lý hơn là “ hải đường ”, nhưng theo thiển ý cũng chưa được ổn cho lắm vì hoa trà chỉ có màu trắng, trong khi đó camellia/camélia không chỉ có màu trắng mà còn có màu hồng và màu đỏ. Ta thử xem người Nhật và người Trung Quốc gọi
camellia/camélia là gì. Tiếng Nhật gọi cây này là tsubaki, chữ Hán viết là “ xuân ”, gồm chữ bộ “ mộc ” bên trái và chữ “ xuân ” là mùa Xuân bên phải. Chữ “ xuân ” dùng trong nghĩa này nghe quá lạ tai đối với người Việt. Người Trung Quốc gọi camellia/camélia là shancha (sơn trà), sơn trà nghe cũng thuận tai và khá sát sao vì cây này cùng họ với cây chè (trà) và sơn trà nên hiểu là cây “ trà dại ” hay một biến thể của cây trà.
Tiếc thay một đoá trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về.
Nhưng do đâu chúng ta có thể khẳng định như thế ? Việt Nam Từ điển của Hội Khai trí Tiến đức giải thích về hoa “ trà mi ” như sau : “ Thứ cây, có hoa đẹp, sắc đỏ, hoặc trắng, mà không thơm ”. Trà mi cùng họ với cây chè, có sắc đỏ hoặc trắng, và không có có hương thơm – đó chính là những đặc điểm của cây camellia/camélia mà chúng ta đã đề cập ngay ở đầu bài.
Một điều thú vị và rất đáng chú ý : “ trà mi ” là một tên gọi thuần Nôm, không có trong chữ Hán ! Nói một cách khác, thay vì gọi “ sơn trà ” như người Trung Quốc, ta chọn tên “ trà mi ” là cách gọi riêng của người Việt. Trong ấn bản chữ Nôm của Truyện Kiều (bản Lâm Nhu Phu, 1870), hai chữ “ trà mi ” được viết bằng hai chữ Nôm như sau : chữ “ trà ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ trà ” bên phải, và chữ “ mi ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ mi ” là cây kê bên phải (từ điển của Hội Khai trí Tiến đức mượn chữ “ mi ” là lông mày trong chữ Hán để viết chữ “ mi ” tiếng Nôm này). Trong Từ điển Truyện Kiều, học giả Đào Duy Anh trong phần văn bản viết hai chữ “ trà mi ” là “ trà (đồ) mi ” nhằm gợi ý “ trà mi ” cũng có thể đọc là “ đồ mi ”, tuy nhiên trong phần “ Từ điển ” lại giải thích là “ nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc ”. Theo thiển ý, hai chữ Nôm nói trên chỉ có cách đọc là “ trà mi ” chứ không thể đọc là “ đồ mi ”, vì trong chữ Hán, loài “ cây nhỏ, cành lá có gai, đầu mùa hè nở hoa sắc trắng, hoa nở sau các thứ hoa cây khác ” mà Đào tiên sinh đã giải thích về “ hoa đồ mi ” trong cuốn Hán Việt từ điển do tiên sinh biên soạn, chính là hoa mâm xôi (Robus rosacfolius) trong tiếng Việt.
Qua bài viết ngắn ngủi này, chúng tôi hy vọng đã chứng minh được rằng cây hải đường mà chúng ta thường ngỡ là tương ứng với cây camellia/camélia trong tiếng Anh và tiếng Pháp kỳ thực là một loài cây có hoa khác, có tên khoa học là Malus spectabilis. Mặt khác, tên gọi tiếng Việt của hoa camellia/camélia đúng ra phải là trà mi.
Trong Truyện Kiều, cụ Tiên Điền Nguyễn Du – nhà thơ muôn thuở của dân tộc Việt Nam – đã dùng tên của hai loài hoa này chính xác và tách bạch. Tiên Điền tiên sinh mượn hoa hải đường nhằm nói lên những nét yểu điệu gợi cảm của nàng Kiều qua bóng dáng của một Dương Quý Phi kiều diễm. Khi định mệnh đã đưa đẩy Kiều vào tay của Mã Giám Sinh và Sở Khanh – những kẻ “ thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương ” – tiên sinh đã mượn hình tượng của đoá hoa trà mi nhằm nói lên kiếp hồng nhan trước những thử thách quá ư nghiệt ngã của số phận.
Nhân thể, chúng tôi cũng xin nói rằng trong Đại Nam nhất thống chí, trong phần nói về các loài hoa ở “ Kinh sư ” (Huế) và “ Phủ Thừa Thiên ”, có đoạn nhắc đến hoa hải đường. Vì có liên quan đến bài viết này, chúng tôi xin trích lại nguyên văn
“ Kính xét bài thơ ‘Vịnh hải đường’ trong Minh Mệnh thánh chế có lời chú rằng : Theo Quần phương phả thì hải đường có bốn loại, là chiêm cánh, tây phủ, thuỳ lục và mộc qua, ngoài ra lại có hoa vàng loại hoa thơm, nhưng đều là cành mềm, hoa nhỏ, hoặc sắc vàng, hoặc đỏ lợt, hoặc như yên chi, chỉ có mấy sắc ấy thôi. Hải đường phương nam thì cây cao, lá to vừa dài vừa nhọn, hoặc sắc đỏ tươi, ruột có nhị, cánh to mà dày, lúc nở đẹp hơn hoa phù dung, nên tục gọi là “ sen cạn ”; so với hoa hải đường ở đất Thục thì đẹp hơn nhiều, tựa hồ phương Bắc không có giống hoa hải đường này, cho nên những lời trước thuật có khác. Còn như nói rằng ‘hoa đẹp lá tươi, mềm mại như xử nữ, hay say như Dương Phi say, yểu điệu như Tây Tử’ thực chưa hình dung hết được vẻ đẹp của hoa ấy. Năm Minh Mệnh thứ 17 khắc hình tượng vào Nghị đỉnh. Lại có một loại là Kim ti hải đường ”.
Đọc đoạn trích dẫn ở trên, ta có thể thấy là ngay từ thời vua Minh Mệnh đã có sự nhầm lẫn giữa hoa hải đường và hoa trà mi. Những loại hoa có “ cành mềm ” trong phần trích dẫn đúng là hoa hải đường, nhưng loại hoa gọi là “ Hải đường phương nam thì cây cao, lá vừa to vừa dài vừa nhọn, hoặc sắc đỏ tươi, ruột có nhị, cánh to mà dày ...” thì đúng ra phải gọi là hoa trà mi chứ không phải là hoa hải đường.
Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước đó (dưới triều vua Gia Long), nhưng tại sao thi hào họ Nguyễn lại có thể phân biệt hai loại hoa này rạch ròi đến thế ? Chúng ta có thể phỏng đoán là ngoài những kiến thức thu thập qua sách vở, chắc hẳn Nguyễn Du đã thấy tận mắt hai loài hoa này trong lần đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1813.
0 nhận xét: