Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào?
Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào?
Năm 213 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng ban yếu trong cung điện của thành Hàm Dương cho các quận thần. Sau ba tuần rượu, viên quan phó xạ Chu Thanh Thần đứng dậy nói lên lời chúc rượu, ca ngợi Tần Thuỷ Hoàng đã đem các nước chư hầu vốn dĩ tách rời nhau chuyển thành các quận huyện, làm cho thiên hạ thái bình, công lao ấy của Tần Thuỷ Hoàng thật là bất hủ.Nhưng học sỹ Thuần Vu Việt đứng dậy công kích chế độ quận huyện. Hơn nữa ông ta còn yêu cầu dựa vào thể chế của đời xưa cắt đất phong hầu cho các đệ tử.
Lúc bấy giờ thừa tướng Lý Tư đứng lên bác bỏ các luận điểm của Thuần Vu Việt, rồi lại mượn vấn đề này để nói rộng ra rằng những kẻ đọc sách chỉ quen luận bàn Thi Thư, dùng những chuyện đời xưa để bài bác công việc ngày nay, gây mê cảm, làm hỗn loạn lòng người, vì thế nhất định phải đem họ ra mà trừng trị thật nghiêm mới được.
Tần Thuỷ Hoàng nghe nói như thế, đã xuất phát từ nhu cầu phải tăng cường chuyên chế, thống trị và đàn áp tư tưởng, tiếp thu kiến nghị của thừa tướng Lý Tư, ra lệnh đốt hết các sách sử không thuộc về nước Tần cùng tất cả các sách Thi Thư đang tàng trữ trong dân gian, kể cả các trước tác của Bách Gia Chư Tử. Hoàng đế lại quyết định từ nay về sau, hễ kẻ nào còn dám bàn luận về Thi Thư thì sẽ bị chặt đầu, kẻ nào dùng các chuyện cổ xưa để bài bác việc đời nay thì sẽ bị chém cả nhà.
Vì thế cho nên vô số các điển tích văn hoá đã bị đốt ra thành tro. Sau khi đốt sách đến năm thứ hai, các nho sinh càng thêm bất mãn. Ở sau lưng hoàng đế, họ mắng chửi Tần Thuỷ Hoàng là tham nắm quyền thế, tàn bạo thành tính. Sau khi nhận được những tin cáo giác mật, Tần Thuỷ Hoàng lập tức phái người đi điều tra, bắt giữ các nho sinh trong thành Hàm Dương để thẩm vấn. Vì các nho sinh này tố cáo lẫn nhau, cho nên Tần Thuỷ Hoàng lên cơn thịnh nộ, đã đem tất cả 460 nhà nho có liên can đến vụ này chôn sống hết.
Đó tức là sự kiện “Phân thư thanh nho” (đốt sách và chôn nhà nho) đã được ghi trong lịch sử.
Việc Tần Thuỷ Hoàng đốt sách và chôn nhà nho đã kìm hãm các tư tưởng chống đối, nhưng đồng thời việc này cũng đã huỷ diệt nền văn hoá lịch sử. Về sau, tuy rằng hoàng đế này có được nghe những lời ca tụng, nhưng trong mỗi lời ca ngợi đều có hàm ý báo trước sự diệt vong cuối cùng.Tần Thủy Hoàng sinh năm (259 TCN – 210 TCN)Tiếng Trung Quốc là: Qinshihuang.Tên Huý là Doanh Chính, được xem là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc Trung Hoa rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình. Tần Thủy Hoàng giữ ngôi từ năm 238 đến năm 210 trước Công nguyên; năm 246 TCN, lên ngôi, năm đó mới 13 tuổi và năm 238 TCN đích thân điều hành chính sự; ông dùng vũ lực thống nhất Trung Quốc và đã tiến hành một số cải cách có tính căn bản. Từ đó, các biện pháp cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng làm cho Trung Quốc giữ được sự thống nhất về mặt văn hóa.
Những chiến công hiểm hách của Tần Thuỷ Hoàng:
Khi Tần vương Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tề giữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác.
Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước.
Năm 230 TCN, Tần vương Chính dự định đi kinh lược đất Hàn. Nước Hàn trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn.
Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vương nghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Tần vương Chính thúc quân đánh Triệu gấp. Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.
Thái tử Đan nước Yên lo lắng nước Tần sẽ đánh tới nước Yên, bèn sai dũng sĩ Kinh Kha đi hành thích Tần vương Chính, trên danh nghĩa là dâng địa đồ đất Đốc Cương. Vụ hành thích không thành, Kinh Kha bị giết.
Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.
Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận.
Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở.
Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỷ sợ hãi bỏ Kế thành chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu cho nước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ.
Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát.
Còn lại nước Tề, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.
Chỉnh đốn quốc ngữ:
Tần Thủy Hoàng cai trị một cách cứng rắn, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Nước Tần cường thịnh là nhờ áp dụng chính sách của Pháp gia một cách triệt để.
Trước triều đại Tần, mỗi miền có một ngôn ngữ và chữ viết riêng. Một quan chức Tần đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ. Vì vậy, tể tướng Lý Tư thực hiện việc thống nhất ngôn ngữ và văn tự, sau này thành thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa.
Quan trọng nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này, những đại thần theo pháp gia (Lý Tư, Hàn Phi) chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương “thượng đồng”, nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình. Tần Thủy Hoàng có ác cảm với nho sĩ, triết gia mở trường tư dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình pháp tàn bạo. Thủy Hoàng chỉ muốn nhồi nặn dân chúng thành dễ bảo, có kỷ luật. Tư do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ thư và Ngũ kinh của đạo nho bị xem là phản động vì khiến dân nhớ tiếc trật tự cũ của chế độ phong kiến.
Năm 213 TCN, Tần Thủy Hoàng theo ý kiến của Lý Tư, cho rằng nên áp dụng chính sách ngu dân nhằm loại trừ những lời bàn luận, chê bai chính quyền làm giảm uy thế của vua. Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn nho: đốt hết các bản Tứ thư, Ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói... Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị trị tội.
Con cả của Thủy Hoàng là công tử Phù Tô can ông không nên thi hành lệnh này vì sợ thiên hạ không yên. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai Phù Tô đi lên miền bắc để giám sát tướng Mông Điềm ở Thượng Quận.
Số nhà nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biên giới. Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.
Vì lệnh này, có người phải giấu sách vào trong tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Năm chục năm sau (đời Hán), lệnh phần thư đó mới bãi bỏ, không ai có thể nhớ đúng Tứ thư, Ngũ kinh cả. Còn bản cất trong thư viện triều đình thì đã bị đốt cùng với Hàm Dương trong cuộc cách mạng của nông dân cuối đời Tần. Do đó mà sách đời Tiên Tần mất rất nhiều, cuốn nào còn lại thì cũng bị thêm bớt, sửa chữa, khó tin được là chính xác; lại thêm nạn nguỵ thư: người đời sau viết mà mượn tên người đời trước, để cho tác phẩm của mình có giá trị, như bộ Quản Tử chẳng hạn.
Mới hoàn thành sự thống nhất Trung Quốc, chưa kịp củng cố ở trong, Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc mở mang bờ cõi ra nước ngoài.
Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềm làm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương Tiễn là Vương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành “Tân Tần Địa”, chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.
Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.
Tuyến thứ nhất nằm ở Bắc sông Hoàng Hà, giữa núi Âm Sơn và Dương Sơn.
Tuyến thứ hai là phía tây, quận Cửu Nguyên, nằm dọc theo phía tây dãy Âm Sơn nối với Trường Thành ở nước Triệu.
Tuyến thứ ba chính là Trường Thành có từ thời Tần được điều chỉnh lại.
Trên cơ sở đó, Mông Điềm còn huy động sức dân trong nước xây dựng Trường Thành dọc theo biên giới phía đông. Lúc bây giờ, ở biên giới phía bắc nước Tần, ngoài Trường Thành của nước Tần còn có Trường Thành của nước Triệu và nước Yên còn lại từ thời Chiến Quốc. Phía tây Trường Thành bắt nguồn từ Lâm Thao [4]. Phía đông trải dài tới tận Liêu Đông, dài hơn vạn dặm. Đây chính là Vạn Lý Trường Thành nổi tịếng thế giới ngày nay.Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây, và một phần miền Bắc của Việt Nam, thời đó gọi là Âu Lạc của An Dương Vương.
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.
Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.
Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại.
Vạn Lý Trường Thành: Công Trình Vĩ Đại Xây Trên Xác Người.
Nhắc đến Vạn Lý Trường Thành thì không thể không biết đến Trung Quốc và không thể bỏ qua người đã cho xây dựng nó: Tần Thần Hoàng và được tiếp tục xây dựng qua qua bao Triều đại dưới thời như Triều Hán, Nhà Minh....
Bắt đầu xây dựng khoảng giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 5 trước Công nguyên. Đến đời Chiến Quốc (khoảng 2500 năm trước đây) Vạn lý trường thành được tiếp tục tu bổ để chống rợ Hung nô và các bộ lạc Tây Vực.
Sau đó, Tần Thủy Hoàng (năm 221 trước Công nguyên) cho xây dựng Trường thành trở nên một dãy liền lạc dài trên 5.000km trải dài đến sa mạc Gobi.
Đời nhà Minh (năm 1368 - năm 1644), vua Chu Nguyên Chương đã huy động trên 1 triệu nhân công tu bổ, xây lại Trường Thành từ năm 1386 đến năm 1530 mới xong.
Ngày nay, Trường thành dài khoảng 7.500km, xuất phát tại Gia Dụ Quan ở Cam Túc tới Sơn Hải Quan trên bờ Vịnh Bohai ở phía đông chạy qua Hồ Bắc, Thiên Tân, Bắc Kinh, Sơn Tây, Nội Mông, Ninh Hạ, Thiểm Tây, và Cam Túc.
Đây là công trình được xem là đại nhất và cũng là 1 trong những công trình tạn bạo nhất trong lịch sử.... Lý do là:
Do Tuần Thuỷ Hoàng 1 đêm nằm ngủ đã thấy giặc hung Nô kéo đến để xâm chiếm nước Trung Hoa, do giặc hung nô hồi trước thế lực rất mạnh nên ông đã nghĩ ra ý định xây dưng Vạn Lý Trường Thành như 1 biên giới bất khả xâm phạm... Ông đã huy động tất cả dân chúng xây dựng Vạn Lý Trường Thành từ già cả lớn bé điều phải xây dựng nó... Biết bao nhiều người đã gục xuống dưới chân tường ấy và đã chết trong sự câm hận ông vua bạo chúa... Vì thế hiện nay bạn đi trên Vạn Lý Trường Thành cũng như là bạn đang đi trên rất nhiều xác người..
Tuần Thuỷ Hoàng qua đời:
Tần Thủy Hoàng muốn trường sinh bất lão, nghe theo lời Hầu Sinh và Lư Sinh muốn tu tiên, bèn tự xưng là chân nhân. Lại nghe lời Từ Phúc nói rằng có thể tìm thuốc trường sinh, ông bèn cấp kinh phí cho Từ Phúc ra biển tìm thuốc, nhưng Từ Phúc đi mấy năm không thấy trở về. Ít lâu sau Lư Sinh và Hầu Sinh lại bất bình vì sự hà khắc của Thùy Hoàng nên cùng nhau bỏ trốn.
Tượng Tần Thủy Hoàng, gần các bức tượng đất sét trong lăng mộ ông.
Năm 211 trước Công nguyên, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thuỷ Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: “Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy.” Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài, thuộc đất Sa Khâu.
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô, sợ các công tử và thiên hạ có biến loạn, bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: “Được!” Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết.
Triệu Cao trước đây đã có lần dạy Hồ Hợi học viết cùng với pháp luật, mệnh lệnh. Hồ Hợi yêu quý Triệu Cao. Triệu Cao bèn cùng công tử Hồ Hợi và Thừa tướng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho công tử Phù Tô, mà bịa đặt thành ra chuyện Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu, trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử. Lại làm một bức thư khác gửi cho công tử Phù Tô, và Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết. Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Thủy Hoàng được an táng trong một ngôi mộ đã xây sẵn ở Ly Sơn. Trong mộ chứa rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào. Tương truyền lăng đó do 70 vạn người xây cất trong nhiều năm.
Tần Thủy Hoàng qua đời rồi, thừa tướng Lý Tư và hoạn quan Triệu Cao làm di chiếu giả, không lập thái tử Phù Tô mà lập thứ tử Hồ Hợi lên ngôi, tức Nhị Thế Hoàng Đế (Hoàng đế đời thứ nhì).
0 nhận xét: