Cau hoi ve Thuc vat

Tại sao thực vật có thể ăn côn trùng?

18:48 1XeHoi.Com 0 Comments


Tại sao thực vật có thể ăn côn trùng?

Mọi người đều biết, động vật dùng thực vật hoặc động vật khác làm thức ăn cho mình. Nhưng, tại sao có một số thực vật cũng lấy động vật bé nhỏ nào đó làm thức ăn cho chúng. Mà chúng lại làm thế nào bắt được côn những động vật nhỏ bé biết bay, biết trèo, làm thế nào phân huỷ côn trùng thành thức ăn của mình?
Thực chất loài thực vật có thể ăn côn trùng có cảm giác cực kỳ nhạy, đồng thời có thể hấp thụ lượng lớn chất hữu cơ. Lá của chúng có thể biến hình để bắt côn trùng, lá có thể tiết ra thể dịch để hoà tan và tiêu hoá những động vật nhỏ bị bắt.

Thực vật có thể ăn côn trùng có 4 họ với khoảng hơn 400 loại. Trung Quốc có 3 họ với khoảng hơn 30 loài. Chủ yếu có thảm rêu, cây gọng vó, cỏ bắt ruồi, cỏ trư lung, cỏ nắp ấm, cỏ bắt côn trùng và loại rong sống trong nước. Thực vật khác nhau thì phương pháp kiếm thức ăn cũng khác nhau, có loài thực vật có lá giống như cái bình, ví dụ như cỏ trư lung, lá của nó có cuống rất dài, gốc của cuống là biến thành lá giả rộng mà còn bẹt, phần giữa biến thành dạng cuộn tròn nhỏ mà dài, phần trên biến thành hình cái bình, bản thân phiến lá lại trở thành nắp bình. Trên miệng của vật hình cái bình có thể tiết ra một dịch mật, vách trong hộp thì nhẵn bóng, mà ở phần dưới và phần đáy hộp đầy các tuyến có thể tiết ra dịch tiêu hoá. Những con côn trùng bị hút vào trong dịch mật ấy, rơi vào bên cạnh bình, nếu không cẩn thận, sẽ bị rơi vào bên trong bình. Một khi côn trùng rơi vào trong bình thì nắp bình lập tức đóng lại, do đó những loài côn trùng bay cũng không có cách nào thoát ra. Những côn trùng rơi vào đáy bình có chứa đầy dịch tiêu hoá này liền bị tiêu hoá và hấp thụ. Có một số lá của thực vật có thể tự động xếp lại, như cỏ bắt ruồi. Lá của cỏ bắt ruồi có hình bầu dục, gân lá ở trong chia thành hai mảnh, giống như hai mảnh vỏ con trai mở ra. Bình thường lá mở ra, trên mặt lá có rất nhiều tuyến lông nhạy, viền lá có rất nhiều lông cứng hình răng. Khi côn trùng đậu trên mặt lá, chạm vào tuyến lông mẫn cảm, lá hình vỏ ngọc trai liền khép lại, lông cứng hình răng ở viền lá đóng chặt chỗ giao nhau, bọc kín côn trùng ở phía trong, sau đó từ từ cho côn trùng vào tiêu hoá.

Trên thân cây rong – loài thực vật sống dưới nước và rất mềm mại này có rất nhiều túi nhỏ, mỗi túi có một cái cửa, quanh từng miệng túi có lông cứng đảo ngược, côn trùng có thể vào được mà không thể ra ngoài được.

Cây rêu lông mịn rất nhỏ, lá thường phủ trên mặt đất, trên lá màu hồng tím của nó sinh trưởng rất nhiều tuyến lông dài, tuyến lông thường có thể tiết ra một loại dịch dính có tính kết dính rất mạnh, hơn nữa còn có vị ngọt và mùi thơm, loại dịch dính này cho dù bị ánh nắng Mặt trời chiếu vào cũng không bị khô, kiến và ruồi ngửi thấy mùi hương này khi rơi vào hoặc trèo lên lá của chúng thì lá của cây lập tức cong lại để cho tuyến lông tụ lại một chỗ bắt lấy côn trùng, sau 1 đến 2 giờ, côn trùng như kiến liền bị lá tiêu hoá hấp thụ hết. Loại dịch dính tiết ra này có chức năng tiêu hoá, hơn nữa lá của nó lại có khả năng hấp thụ, do đó có thể tiêu hoá và hấp thụ hết côn trùng.

Bạn có tin không? Rêu lông mịn còn có khả năng khác. Nếu bạn bỏ một hòn đá nhỏ hoặc những thứ mà không tiêu hoá được thì tuyến lông của lá không hề động đậy.

Rêu lông mịn và cỏ gọng vó là cùng loại, sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, không có ánh nắng ở cạnh núi hoặc trên mặt đá, nếu bỏ chúng trồng vào trong chậu, bón cho chúng ít thịt vụn thì chúng lớn rất nhanh. Nhưng miếng thịt không được to quá, nếu không thì sẽ bị bệnh “Tiêu hoá không tốt” làm lá bị chết.

Quan hệ giữa động vật và thực vật trong tự nhiên rất mật thiết, nhưng lại muôn màu muôn vẻ, đây là kết quả của sự phát triển lâu dài trong giới tự nhiên.

You Might Also Like

0 nhận xét: