Những con vật trong suốt
Những con vật trong suốt
Để tự vệ, nhiều loài vật dưới biển tận dụng sự trong suốt như một cách ngụy trang. Thân hình mờ ảo cũng giúp chúng khoe ra những sắc màu độc đáo trong cơ thể. Vô tình, những loài sinh vật độc đáo này đã góp những sắc màu độc đáo của mình vào vẻ đẹp và sự huyền bí của biển cả bao la....Xem cách làm màn hình trong suốtNhững sinh vật trong suốt, kỳ dị trên hành tinh xanh
Phân bố nhiều nhất ở Venezuela, Ếch thủy tinh ưa sống trong vùng rừng mây ở Trung và Nam Mỹ. Phần da dưới bụng của ếch thủy tinh trong suốt hoàn toàn vì thế nên các bộ phận nội tạng như tim, gan, hệ thống tiêu hóa đều có thể thấy rõ mồn một từ bên ngoài. Loài ếch này thường sống về đêm, còn ban ngày chúng ngụy trang ở mặt dưới của lá. ( Ảnh: Internet )
Xuất hiện ở các vùng biển phía nam bán cầu, Mực “tàng hình” (tên khoa học là Teuthowenia pellucida) có khả năng cuộn tròn lại và lăn lông lốc giống như nhím biển vậy. Đây là món ăn khoái khẩu của các loài động vật ở tầng nước sâu như cá mập hay cá voi.( Ảnh: Internet )
Cá nóc hòm trong suốt có chiếc bụng tròn xoay và 2 sừng ngắn ở trên mắt.( Ảnh: Internet )
Bóng tối ở biển Weddell thuộc Nam Cực giúp con sứa lược này có cơ hội phô bày những tế bào phát quang đầy màu sắc.( Ảnh: Internet )
Đây là loài cá “mắt thùng” sống ở tận đại dương sâu thẳm, có tên khoa học là Macropinna microstoma. Chúng có phần đầu trong suốt và cặp mắt hình ống. Kể từ khi được phát hiện năm 1939, các nhà sinh vật học đã biết mắt của chúng rất giỏi hấp thu ánh sáng. Nhưng với đôi mắt hình ống, cá mắt thùng chỉ nhìn thấy những gì ở bên trên đầu nó.( Ảnh: Internet )
Được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm dưới vùng biển sâu thuộc bắc Đại Tây Dương. Chúng có hình dáng na ná như loài tôm, mỗi tội là cả thân hình trong suốt đến mức khó tin mà thôi. Các nhà khoa học cho biết, trong môi trường tối tăm dưới đáy biển sâu, động vật có những hình dáng kì lạ và cơ thể trong suốt để ngụy trang trong bóng tối. ( Ảnh: Internet )
Con cá ngựa vằn này được các nhà “thiết kế” riêng nhờ các phương pháp lai tạo gen vào năm 2008. Loại cá ngựa vằn trong suốt này được phục vụ cho mục đích nghiên cứu quá trình lây lan của các loại bệnh trong cơ thể sống.( Ảnh: Internet )
Xuất hiện ở vùng Trung Mỹ, từ Mexico cho đến Panama, loài bướm “cánh thủy tinh” có màng nối giữa các gân cánh trong suốt y hệt như thủy tinh vậy.( Ảnh: Internet )
Cá ngựa có kích thước từ 16 mm đến 35 cm. Cá ngựa là loài duy nhất con đực trưởng thành có khả năng "mang thai". Một số loài cá ngựa trong suốt như ta thấy trong hình ảnh dưới đây.( Ảnh: Internet )
Bọ cánh cứng đáng chú ý này không phải là hoàn toàn trong suốt, nhưng nó không có một mai gần như vô hình. Mục đích của lớp vỏ bên ngoài trong suốt là để đánh lừa những kẻ săn mồi.( Ảnh: Internet )
Mực ấu trùng trong một phòng thí nghiệm Hawaii, phần lớn là trong suốt. Mực có đầy đủ các tế bào sắc tố da, một số mực sử dụng khả năng này để thay đổi màu sắc nhanh chóng khi bị đe dọa.( Ảnh: Internet )
Hình ảnh tuyệt đẹp của một con sên biển hay còn gọi là “thiên thần biển”, thuộc nhóm động vật chân bụng, ngành động vật thân mềm. Sên biển có cơ thể gần như trong suốt và bơi theo hướng thẳng đứng với các vây trông giống như những đôi cánh thiên thần.( Ảnh: Internet )
Đây là một loài cùng họ với san hô.( Ảnh: Internet )
Không có bất kỳ thứ gì để tự vệ, thân hình của nhiều ấu trùng cá trở nên trong suốt như một biện pháp để qua mặt những kẻ săn mồi, chẳng hạn như con cá bọ cạp này ở Hawaii, Mỹ.( Ảnh: Internet )
Động vật nhuyễn thể ở biển Weddell tại Nam Cực với chiếc bụng chứa đầy tảo màu vàng. Các loài nhuyễn thể là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương.( Ảnh: Internet )
0 nhận xét: